Vào ngày 27 tháng 2, Cục Điều tra và Thống kê của Chính phủ Hồng Kông đã công bố số liệu thống kê về thương mại hàng hóa bên ngoài cho thấy vào tháng 1 năm 2023, giá trị xuất khẩu tổng thể của Hồng Kông trong tháng 1 năm 2023 là 290,9 tỷ nhân dân tệ, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/1953, giá trị xuất khẩu tụt xuống mức tháng 2/2020, không đạt kết quả như kỳ vọng.
Bloomberg đưa tin giá trị xuất khẩu tổng thể của Hồng Kông sang châu Á đã giảm 41,4%, xuất khẩu sang Nhật Bản, Singapore và Đài Loan giảm nhiều nhất, với mức giảm lần lượt là 50%, 45,2% và 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm 43,7%.
Ngoài châu Á, xuất khẩu của Hồng Kông sang châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khác đều sụt giảm ở mức hai con số, trong đó giá trị xuất khẩu sang Đức giảm mạnh nhất với 40%, Hoa Kỳ giảm 28,8% và Vương quốc Anh giảm bằng 27,0%.
Giá trị nhập khẩu của Hồng Kông cũng có xu hướng giảm, giá trị hàng hóa nhập khẩu trong tháng 1 là 316,3 tỷ đô la Hồng Kông, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái, kém hơn so với kỳ vọng của thị trường, đây cũng là mức giảm trong một tháng lớn nhất trong 56 năm kể từ tháng 9 năm 1967 và lượng nhập khẩu là ít nhất kể từ tháng 2 năm 2020.
Giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 39,1% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác, bao gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Malaysia cũng giảm mạnh.
Nhà bình luận tài chính Hồng Kông Lợi Thế Dân nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa lắng xuống và tác động của việc nhiều công ty rút chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc đã xuất hiện, khiến Hồng Kông, vốn quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nay phải gánh chịu hậu quả do ngoại thương của Trung Quốc sa sút.
Ông nói rằng, bởi vì lĩnh vực tài chính cũng tạo thành đả kích như vậy nên thật khó để đồng ý với dự báo lạc quan của chính phủ Hồng Kông về tăng trưởng kinh tế hơn 3% trong tương lai.
Đài Á châu Tự do dẫn lời chuyên gia kinh tế Tư Lịnh cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu của Hồng Kông là một chỉ số để quan sát tình hình ngoại hối của Trung Quốc. Ông cho biết, trước đây hoạt động thương mại chuyển cảng của Hồng Kông sầm uất vì hầu hết sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc đều được chuyển cảng và quyết toán tại Hồng Kông.
Sự sụt giảm hiện tại về số liệu xuất nhập khẩu của Hồng Kông, cũng như tỷ lệ container rỗng tại cảng Thâm Quyến, là minh chứng đầy đủ cho thấy các đơn đặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trên diện rộng. Ông Tư cho rằng không chỉ vị thế công xưởng của thế giới của Trung Quốc đang gặp nguy hiểm mà con đường cũ dựa vào thặng dư thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã chấm dứt.
Ông nói: “Trước khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu, xuất khẩu của Thâm Quyến từng rất nhộn nhịp, container không đủ dùng. Bây giờ thì ngược lại, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.”
Ông nói rằng cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã hạn chế nghiêm trọng xuất khẩu của Trung Quốc, một số lượng lớn hàng hóa buộc phải tồn kho, gây khó khăn cho hoạt động ngoại thương, “Trước đây, dựa vào xuất siêu để kiếm ngoại tệ và huy động vốn cho phát triển kinh tế của chính mình, e rằng điều này sẽ bị chặn trong tương lai.” ông nói.
Ông Tư cũng chỉ ra rằng do ĐCSTQ kiên trì chính sách phong toả chống Covid-19 trong hai năm qua, nó đã bỏ lỡ cơ hội mở cửa đồng thời với thế giới, khiến các đơn đặt hàng ngoại thương đổ dồn đến các thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á, và mất hiệu lực cổ tức nhân khẩu học của Trung Quốc. Do đó, “Trung Quốc thực sự đang trải qua quá trình chuyển đổi từ một nước lớn xuất siêu sang Trung Quốc nhập siêu”, ông nói.
(DKN)