Trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam, người dân dồn dập đưa tin và hình ảnh về chuyện một chiếc xe điện của Vinfast, có mã hiệu VF8, đã đột ngột bốc cháy trên cầu vượt Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An trong ngày 21 Tháng Tư. Dù chiếc xe bị bị lửa và khói đen bao trùm, nhưng người dân vẫn kịp nhìn thấy rõ đó la chiếc xe điện đang được quảng cáo rầm rộ của Vinfast.
Trong những chi tiết lan truyền trên mạng xã hội, người ta còn nhìn thấy được logo của hãng xe Vinfast và phần bảng số còn lại là 37K-104… Có thể thấy là đội ngũ làm truyền thông của Vinfast đã làm việc cật lực để các báo trong nước bỏ cái tên Vinfast ra khỏi các bản tin, trong đó có những báo quen thuộc như báo Công an, Pháp Luật, Dân Việt. Theo nguồn tin riêng của Sài Gòn Nhỏ từ Việt Nam, sự việc diễn ra vào gần 7 giờ sáng, nhưng ngay sau đó, nhiều đài truyền hình trong nước đã nhận được các bản thỏa thuận không đưa tin này vào giờ thời sự buổi tối. “Có nơi nhận được điện thoại riêng của một quan chức Tuyên giáo, đề nghị không đưa tin”, nguồn tin ẩn danh nói. Trong các bản tin, những lời bình luận về trách nhiệm của nhà sản xuất cũng như các phân tích về nguyên nhân cháy nổ đã bị lượt bỏ và chỉ nói rất sơ sài.
Các diễn đàn xe hơi trên facebook lập tức xuất hiện các nhóm tuyên truyền bảo vệ cho Vinfaast xuất hiện, tuy nhiên với nhưng vấn đề nguy hiểm của sản phẩm này, kéo dài từ năm 2020 đến, hầu như mọi ngôn luận chạy chữa đều bị bác bỏ.
Cho đến hôm nay, điểm lại thì Vinfast đã có ít nhất 5 vụ cháy nổ các sản phẩm của mình, kể cả trong và ngoài nước. Ngày 20 Tháng Ba, tờ Thời Báo của người Việt ở Đức đưa tin rất sớm, cho biết một chiếc xe của Vinfast trưng bày tại showroom nằm ở Rudolfplatz, Cologne, đã phát cháy trong lúc đóng cửa, không có ai làm việc. Bình luận về chuyện này, tờ Thời Báo viết “Ô tô xuất xưởng bán tới tay khách hàng, sau đó phát hiện lỗi và bị triệu hồi là chuyện bình thường. Hãng nào cũng có thể vướng vào vấn đề ngoài ý muốn. Tuy nhiên, vấn đề có khắc phục dứt điểm hay để cho lỗi đó xuất hiện hết lần này đến lần khác, lại là chuyện khác. Câu chuyện sản xuất là vấn đề chất xám, câu chuyện về kiểm soát chất lượng và cho ra sản phẩm an toàn nó, không những là yếu tố chất xám mà còn là yếu tố đạo đức doanh nghiệp. Không khắc phục vì sợ tốn kém, đẩy hết rủi ro về phía khách hàng là vấn đề đạo đức. Nếu ông Vượng muốn xây dựng một thương hiệu toàn cầu trong tương lai, mà vẫn còn tư duy như thế thì VinFast không thể tồn tại được”.
Ngay sau khi chiếc Vinfast tự bốc cháy trong phòng trưng bày, các đội tuyên truyền của Vìnfast đã liên tục đánh lạc hướng, nói rằng chiếc xe bị cháy không phải là sản phẩm của Vinfast, mà của xe khác. Cũng có lời bàn được bắn đi, nói là có phá hoại nhằm triệt hạ uy tín của Việt Nam. Thế nhưng điều tra từ cảnh sát Cologne cho biết, thấy rằng vụ cháy xuất phát từ phần đầu của Vinfast và hoàn toàn không có sự tác động nào khác từ bên ngoài. Vấn đề được chỉ rõ là lỗi của sản phẩm.
Cho tới nay, những vụ cháy xe của hãng Vinfast được ghi nhận, có đến 5 vụ. Đây quả là một con số đang phải suy nghĩ về độ an toàn của sản phẩm. Ngoài hai trường hợp kể trên, đã có:
Ngày 26 Tháng Tư 2020, chiếc VINFAST có mã hiệu Lux SA2.0 đột nhiên bốc cháy trên cao tốc Sài Gòn – Trung Lương.
Ngày 5 Tháng Mười Hai 2021 trên vỉa hè đoạn đường Tuệ Tĩnh, TP Vinh, Nghệ An một chiếc xe VinFast dòng LuxA2.0 bị bốc cháy sau đó tin tức bỗng nhiên im bặt.
Ngày 22 Tháng Sáu 2022, một vụ cháy xe 7 chỗ của Vinfast ở thôn Quảng Cư, Xã Tam Phúc, Huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
Không nghe nói việc đền bù hay giải trình công khai từ phía công ty của ông Phạm Nhật Vượng sau các vụ cháy như vậy. Trước đó, những khách hàng “yêu nước” chọn mua xe Vinfast lên tiếng phàn nàn về những trục trặc cơ bản trong xe, đã từng bị công ty này đòi đưa ra công an để làm việc.
Mỉa mai về sự kiện cháy xe mới nhất ở Vinh, facebooker Dương Quốc Chính mỉa mai “xe điện sẽ an toàn hơn xe xăng ở chỗ không lo nổ bình xăng. Lái xe có thể ở lại xe cho đến khi không chịu được nóng thì chạy ra vẫn kịp”.
(SGN)