Home Tin TứcKhoa Học 7 bí ẩn về Hệ Mặt trời mà khoa học chưa thể giải đáp

7 bí ẩn về Hệ Mặt trời mà khoa học chưa thể giải đáp

Đăng bởi Editor Mo Nam Cali
0 những bình luận

Trong Hệ Mặt trời bí ẩn này có hàng loạt câu hỏi bỏ ngỏ vẫn đang khiến các nhà khoa học “đau đầu, nhức óc”. Vũ trụ là một không gian bao la rộng lớn và vô cùng bất biến, ẩn chứa những bí ẩn mà con người chưa từng tiếp cận.

1. Có hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời?

Sao Diêm Vương không còn là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời. (Ảnh: NASA-JHUAPL-SWRI)

Vào năm 2006, Hệ Mặt trời được tuyên bố chính thức chỉ còn lại 8 hành tinh sau khi Liên đoàn Thiên văn quốc tế đã bỏ phiếu thay đổi định nghĩa của một hành tinh và qua đó, sao Diêm Vương không còn phù hợp là một hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Hệ Mặt trời bí ẩn này có hàng loạt câu hỏi bỏ ngỏ vẫn đang khiến các nhà khoa học “đau đầu, nhức óc”. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Nhưng sau đó, đã có nhiều manh mối cho rằng có một hành tinh khổng lồ đang ẩn nấp ở phía xa hơn cả sao Hải Vương và đang chờ được tìm thấy. Các nhà thiên văn học vẫn đang tìm kiếm hành tinh này và họ tiếp tục đặt nghi vấn về sự tồn tại của nó: Những thiên thể càng nằm xa ngoài Hệ Mặt trời dường như bị tác động bởi trọng lực của chính chúng?

Liệu những manh mối này sẽ dẫn chúng ta đến một hành tinh thứ 9 thực sự? Có thể là như thế, nhưng việc tìm kiếm đó chắc chắn sẽ không hề dễ dàng.

2. Sao Hỏa từng có sự sống?

Nhiều bằng chứng cho thấy nước lỏng đã từng hiện diện trên bề mặt sao Hỏa. (Ảnh minh họa: ESA/DLR/FU Berlin)

Nhiều bằng chứng cho thấy nước lỏng đã từng hiện diện trên bề mặt sao Hỏa. Nơi nào có nước, nơi đó có sự sống. Năm 2021, một chiếc rover thăm dò đã được phóng thành công lên sao Hỏa, và đây là cơ hội tốt nhất giúp chúng ta trả lời câu hỏi: “Liệu đã từng có sự sống trên sao Hỏa?”. Nếu câu trả lời là có, chắc hẳn nó có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta hiểu về sự tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Nhiều năm trước các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều bằng chứng của một sao Hỏa mà trước đây có thể đã từng giống Trái đất. Tuy nhiên, sao Hỏa ngày nay được xem như một sa mạc hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sống.

Nhà vật lý học thiên văn Lindsay Hays nói: “Sao Hỏa bây giờ là một nơi rất khác so với chính nó 4 tỉ năm trước, nhưng bạn vẫn có thể thấy những bằng chứng cho thấy nó đã từng như thế nào. Bạn có thể thấy những thứ như tàn tích của một châu thổ sông lớn. Nó chỉ ra rằng không chỉ có nước, mà còn có rất nhiều nước đã chảy trong một khoảng thời gian dài khiến chúng bắt đầu lắng đọng trầm tích”.

3. Thế lực nào nào đã “giết chết” sao Kim?

Bề mặt của sao Kim được bao bọc bởi một lớp mây dày. (Ảnh: NASA)

Nguyên nhân nào khiến sao Kim trở thành “Địa ngục”? Có hai giả thuyết chính là Mặt trời đã “nướng chín” sao Kim, hoặc chính núi lửa đã làm điều đó.

Sao Kim là là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt trời, do vậy nó được mệnh danh là “Địa ngục” với nhiệt độ bề mặt lên đến gần 500 độ C, và áp suất bề mặt lớn gấp 92 lần áp suất ở Trái đất (tại mực nước biển).

Sao Kim trước đây được các nhà khoa học nghi ngờ là từng giống với Trái đất hiện tại: được bao bọc bởi biển nước nuôi dưỡng sự sống trên hành tinh. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về sự xuất hiện của sự sống trên Trái đất khi mà hai hành tinh này đều hình thành cùng thời điểm và cùng loại vật chất.

4. Nguồn gốc thật sự của Mặt trăng?

Hình ảnh núi lửa Clavius trên Mặt trăng. (Ảnh minh họa: NASA/USGS)

Có giả thuyết cho rằng, các mảnh vụn từ sự hình thành Mặt trời đã chụm lại và tạo thành Mặt trăng, sự hình thành của Mặt trăng từng được cho là giống với sự hình thành của các hành tinh khác.

Tuy nhiên câu chuyện đã khác đi hoàn toàn khi các phi hành gia thuộc sứ mệnh Apollo đem các mẫu bề mặt Mặt trăng về Trái đất và đem đi phân tích.

Ngoài ra, có giả thuyết cho rằng mặt trăng là do người tiền sử tạo ra. Trên mặt trăng có một loại đá đặc biệt tên là anorthosite. Chúng là loại đá lấp lánh, có màu sáng và có tính phản chiếu cao. Các nhà địa chất học đã nhận ra rằng Mặt trăng được phủ bởi loại đá đặc biệt này nhờ đó mà Mặt trăng tỏa sáng trên bầu trời đêm.

Người ta cho rằng loại đá này chỉ có thể được tạo từ magma (hay còn gọi là đá nóng chảy). Cũng có nghĩa là Mặt trăng có thể đã phải hứng chịu một nguồn nhiệt lượng lớn đến nỗi khiến nó gần như nóng chảy.

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa chắc chắn, nhưng các giả thuyết đặt ra đều có viễn cảnh ngập tràn lửa đỏ.

5. Sự sống có tồn tại trong chất thải người trên Mặt trăng?

Túi chất thải của phi hành gia bị bỏ lại ở Mặt trăng vào năm 1969. (Ảnh: NASA)

Nếu câu trả lời là có, liệu sự sống có thể được lan truyền từ hành tinh này sang các hành tinh khác, ẩn nấp trong tiểu hành tinh hoặc các thiên thể khác hay không?

Để giảm khối lượng cho chuyến bay trở về từ Mặt trăng, các phi hành gia đã phải vứt bỏ chất thải lại khi thực hiện sứ mệnh Apollo. Xuyên suốt các sứ mệnh Apollo, các phi hành gia đã thải 96 túi chất thải người trên Mặt trăng và điều này đã đặt ra một câu hỏi thú vị về lĩnh vực sinh vật học vũ trụ.

Chất thải người, cụ thể là phân người, chứa đầy vi sinh vật sống. Liệu chúng có sống được trên Mặt trăng, nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt? Và nếu sống được trên Mặt trăng, liệu chúng có thể sống sót qua các cuộc du hành không gian liên sao hay không?

6. Có nền văn minh tiên tiến khác trên Trái đất?

Mô phỏng siêu lục địa Gondwana được tạo thành khoảng 550 triệu năm trước và bắt đầu tách ra khoảng 180 triệu năm trước. (Ảnh minh họa: Science Photo Libra/Getty Images).

Liệu đã có nền văn minh tiên tiến khác trong lịch sử của Trái đất và hiện được chôn vùi sâu trong lớp vỏ Trái đất?

Nhà khí hậu học Gavin Schmidt và nhà vật lý học thiên văn Adam Frank lại đặt ra câu hỏi trên trong khi các nhà khoa học khác luôn đi tìm các nền văn minh tiên tiến ở nơi sâu thẳm của vũ trụ.

Câu hỏi này không nhất thiết là bí ẩn của Hệ Mặt trời, nhưng chúng có thể trả lời cho các câu hỏi khác trong quá trình khai phá vũ trụ: Một dạng sống thông minh trên bất kỳ hành tinh nào đó có thể để lại những dấu vết về sự tồn tại của nó ra sao?

7. Có thể “lái” một tiểu hành tinh tránh va vào Trái đất?

Liệu chúng ta có thể khiến một tiểu hành tinh lệch khỏi quỹ đạo ban đầu của nó?

Mô phỏng tàu đổ bộ DART đang tiến gần Dimorphos. (Ảnh minh họa: NASA)

Các nhà khoa học cho rằng chúng ta có thể tránh được sự va chạm của một tiểu hành tinh, hoặc một thiên thạch lên Trái đất. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta chưa từng thử làm chệch hướng bất kỳ tiểu hành tinh nào và không rõ liệu việc đó có khả thi hay không.

Thiên tai (núi lửa, động đất, bão, lũ lụt…) là một phần tất yếu của sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên có một loại thảm họa mà có lẽ chúng ta có thể tránh được: Sự va chạm của một tiểu hành tinh, hoặc một thiên thạch lên Trái đất.

Năm ngoái, NASA đã phóng một tàu thăm dò vũ trụ lớn bằng một ô tô để thực hiện sứ mệnh DART (Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi). Nhiệm vụ của DART là đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos có đường kính 60m ở tốc độ 24.000 km/h nhằm giúp chúng ta giải đáp câu hỏi trên.

Nguồn: NTDVN

Có thể bạn sẽ thích các bài viết

Thằng Mõ là tập tuần san độc lập phát hành hàng tuần vào ngày Thứ Bảy. Những quan diểm và ý kiến đăng trên tuần san này không nhất thiết là quan diểm và ý kiến của nhà báo và/hoặc là người bảo trợ.

Bài đọc nhiều

Bài Mới

©2022 Mỏ Nam Cali. All Right Reserved.