Home Tin TứcTin Thế Giới Nền kinh tế đại lục tiếp tục suy thoái, người Trung Quốc bắt đầu bán đi hàng xa xỉ

Nền kinh tế đại lục tiếp tục suy thoái, người Trung Quốc bắt đầu bán đi hàng xa xỉ

Đăng bởi Editor Mo Nam Cali
0 những bình luận

Sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, cộng với việc phong tỏa nhiều lần và kiểm soát dịch bệnh, đã gây ra tác động đáng kể đến các ngành công nghiệp khác nhau. Trong số đó, nhiều cửa hàng đồ cũ đóng cửa, một số phụ nữ thậm chí đã bán hơn chục chiếc túi hàng hiệu để hỗ trợ công việc kinh doanh đang đổ bể của chồng.

Theo một báo cáo của Đường dây nóng Thượng Hải, giá của Hermes “thương hiệu túi hàng đầu”, đã giảm xuống. Anh Điền là một nhà thẩm định hàng xa xỉ nổi tiếng trên mạng. Nhiều cô gái mua được những chiếc túi hàng hiệu từ anh đã tìm đến anh để bán lại với giá chiết khấu.

Anh Điền cho biết, một trong những chiếc túi “Himalayan” của thương hiệu Hermes từng được bán với mức giá “ngất trời” gần 1,5 triệu NDT (khoảng 220.000 USD), nhưng trong hai năm trở lại đây, giá của chiếc túi Himalayan cũng giảm, trong năm nay anh đã nhận được 6 chiếc Himalayan, nhiều hơn những năm trước, nhưng chỉ bán được hai chiếc và giá giảm khoảng 10%.

Một phụ nữ ở Hàng Châu đã bán một lúc hơn chục chiếc túi Hermes để lấy tiền mặt. Theo bài báo, một số trong số những chiếc túi này là quà mà chồng cô đã mua cho cô khi công việc kinh doanh còn thuận lợi, và một số đã được người phụ nữ này mua của anh Điền vào năm ngoái. Anh Điền hỏi cô tại sao lại muốn bán chiếc túi trong khi gửi đi để được xác thực trước. Cô nói với anh rằng công ty của chồng cô làm ăn không tốt, và dòng tiền sắp cạn kiệt.

Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng do phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh là tác động đầu tiên và quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh ngoại thương. Hầu hết các khách hàng đến với anh Điền để bán túi xách hàng hiệu đều kinh doanh ngoại thương. Các doanh nhân từng tạo ra sự giàu có ở Nghĩa Ô và những nơi khác, khi đối mặt với chính sách kiểm soát dịch bệnh, gần như không thể tìm thấy một nơi để đi.

Sina Finance cho biết, những chiếc túi mà anh Điền thu mua nhiều nhất không phải từ các nhà bán lẻ, mà là từ các cửa hàng đã đóng cửa của những người bạn cùng ngành với anh. Dịch bệnh nửa đầu năm khiến nhiều cửa hàng kinh doanh đồ cũ xa xỉ hầu như không có khách, hàng bán trực tuyến bị tồn đọng ở các cửa hàng chuyển phát nhanh, không thể vận chuyển. Hàng về tay người buôn tích trữ nhiều năm trước đây không thể bán được, và chuỗi vốn cũng theo đó mà đứt gãy.

Trên thực tế, không chỉ Hermes mà rất nhiều thương hiệu khác đã xuất hiện tình trạng giảm giá trên thị trường thứ cấp. “Thương hiệu đồng hồ hàng đầu” Patek Philippe cũng không ngoại lệ. Hai tháng trước, giá đồng hồ Rolex và Patek Philippe đột ngột tăng vọt, tăng 10.000 đến 20.000 NDT (khoảng 1.500-3.000 USD) chỉ trong một ngày. Hai người bạn của anh Điền đã mua một chiếc đồng hồ Patek Philippe với giá gần 1,2 triệu NDT (khoảng 180.000 USD), định lợi dụng việc tăng giá để kiếm lời, không ngờ rằng chiếc đồng hồ này đã bất ngờ giảm giá mạnh sau khi tăng giá.

Lý Di, người cũng làm trong ngành hàng xa xỉ, cũng thu mua được rất nhiều hàng xa xỉ trong năm nay. Cô nói: “Một người đàn ông khoảng 30 tuổi mang theo những món hàng hiệu trị giá 3 triệu NDT (khoảng 440.000 USD), bao gồm đồng hồ, túi xách và một số đồ trang sức”.

Cửa hàng của Lý Di nằm trong một tòa nhà văn phòng gần trung tâm tài chính của Hàng Châu. Cô kể: “Một ngày tháng 4, cửa hàng nhận được gần 30 tin nhắn muốn đến cửa hàng để bán túi hàng hiệu, trong đó có một số là từ giới tài chính đang làm việc ở gần đây”.

Lý Di có cảm giác năm nay túi không bán được. Hầu hết những chuyên viên tài chính này đến cửa hàng đều bán đi hàng hiệu sau khi giám định, thậm chí có người vào mua hàng cũng lịch sự hỏi giá. Do ảnh hưởng của dịch, nên trong túi ai cũng không có tiền.

Nhất Phàm Đối (一凡对), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và là nhà bình luận về các vấn đề thời sự, nói với Epoch Times rằng sự suy giảm tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc, kết hợp với tác động của việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh nhiều lần, đã làm chậm lại hoặc thậm chí ngừng tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi. Tất cả các ngành đều suy thoái. Doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ lần lượt đóng cửa, chính phủ không quan tâm, người dân chỉ biết tự giúp mình, trong trường hợp không có bảo hộ và chỉ có thể tự giúp mình thì người dân không dám tiêu dùng và không có tiền để mua hàng xa xỉ. Thậm chí, để duy trì cuộc sống, họ còn phải bán những món hàng xa xỉ hiện có, điều này sẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai.

Nhất Phàm Đối tin rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm và không thể dừng lại được.

(DKN)

Có thể bạn sẽ thích các bài viết

Thằng Mõ là tập tuần san độc lập phát hành hàng tuần vào ngày Thứ Bảy. Những quan diểm và ý kiến đăng trên tuần san này không nhất thiết là quan diểm và ý kiến của nhà báo và/hoặc là người bảo trợ.

Bài đọc nhiều

Bài Mới

©2022 Mỏ Nam Cali. All Right Reserved.