Home Tin TứcSức Khỏe 6 mẹo cần làm ngay để vệ sinh răng miệng sạch sẽ

6 mẹo cần làm ngay để vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đăng bởi Editor Mo Nam Cali
0 những bình luận

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao bạn giữ gìn vệ sinh răng miệng nhưng dường như vẫn còn mùi hơi thở khó chịu, răng vẫn bị vàng hay bị tê buốt?

Miệng kết nối với đường hô hấp và tiêu hóa, có nghĩa là vi trùng có thể xâm nhập qua miệng của bạn, sau đó chuyển đến phần còn lại của cơ thể.

Bạn nên đi kiểm tra thường xuyên để nha sĩ chăm sóc răng miệng cho mình. (Hình: Ozan Kose/AFP via Getty Images)

Đó chính là lý do tại sao chúng ta phải giữ răng miệng sạch sẽ suốt cả ngày, và dưới đây chính là sáu mẹo giúp bạn làm điều đó, theo trang mạng Brightside.

1. Đừng đánh răng quá mạnh

Nướu khỏe mạnh là nướu hồng hào và săn chắc. Tuy nhiên, một số người bị sưng nướu chảy máu thường xuyên, tệ hơn nữa là nướu bị tụt xuống và khi nhìn vào, bạn sẽ thấy dường như răng của mình dài hơn bình thường.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do bạn chải răng quá mạnh và bàn chải có lông cứng. Các nha sĩ khuyến cáo chúng ta nên đánh răng bằng bàn chải có lông mềm và đánh răng theo chuyển động tròn. Và khi đánh, đừng đè lên nhiều áp lực để bảo vệ răng không bị mòn.

2. Cạo lưỡi

Không chỉ răng mà lưỡi còn là nơi vi khuẩn có thể tích tụ nhiều trên đó và càng có cơ hội sinh sôi nảy nở hơn khi không được vệ sinh sạch sẽ.

Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy hơi thở có mùi, không thể nếm thức ăn, nướu bị viêm hoặc thậm chí là bị nhiễm trùng nấm men.

Cạo lưỡi sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn còn sót lại mà bạn không thể nào làm được chỉ với đánh răng.

3. Dùng nước súc miệng để khử mùi thức ăn trong miệng

Các loại thực phẩm như tỏi, hành và các gia vị đậm đà hầu như được dùng để chế biến thức ăn mỗi ngày và là cội nguồn khiến chúng ta có mùi hơi thở khó chịu. Ngoài ra, thức ăn còn đọng lại trong kẽ răng lại càng khiến mùi hôi càng khó chịu hơn.

Nước súc miệng sẽ giúp bạn loại bỏ được vi khuẩn hình thành từ thức ăn bám vào răng, đồng thời đem lại mùi thơm dễ chịu hơn. Nếu nước súc miệng có chứa fluoride, nó còn giúp loại bỏ được bệnh và thậm chí còn giảm bị men răng.

4. Sử dụng đúng sản phẩm nếu như răng bạn nhạy cảm

Nếu bạn để ý khi uống nước lạnh hay ăn một món nào nóng mà bạn cảm thấy răng bị tê buốt thì đến lúc phải đi nha sĩ ngay.

Sự ê buốt xuất hiện khi men răng chúng ta bị mòn và làm lộ chân răng. Lúc này, nha sĩ sẽ khuyến khích bạn nên dùng loại kem đánh răng nào phù hợp với tình trạng ê buốt hiện tại. Ngoài ra, bạn còn có thể bôi thêm sản phẩm có chứa fluoride lên vùng nhạy cảm để làm cho men răng chắc hơn, đồng thời cũng giúp giảm đau.

Dùng kem đánh răng có chứa fluoride để giúp răng được bảo vệ tốt hơn. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)

5. Làm trắng răng

Một vấn đề khác mà vệ sinh răng miệng kém có thể tạo ra là sự đổi màu của răng.

Nếu răng không được chăm sóc kỹ càng, các vi khuẩn, acid và mảng bám thức ăn sẽ tích tụ dễ dàng hơn và tìm chỗ ở trong miệng của bạn. Và chính mảng bám và cao răng sẽ tạo ra một lời phủ màu vàng bên ngoài răng, khiến trông mất thẩm mỹ.

Vì vậy, ngoài việc đánh răng kỹ càng hai lần một ngày, bạn cũng cần đến nha sĩ mỗi năm một lần để kiểm tra và làm sạch răng miệng. Trong quá trình này, nha sĩ cũng có thể loại bỏ cao răng và mảng bám khỏi những khu vực khó tiếp cận.

Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ xỉa răng cho bạn bằng những dụng cụ đặc biệt và sau đó thì đánh bóng răng. Bước cuối cùng này sẽ làm cho răng của bạn sáng bóng trở lại và loại bỏ được màu ố vàng đó.

6. Đi khám nha sĩ khi gặp những vấn đề bất thường

Đôi khi, chúng ta nhận ra các vết loét ở khóe miệng khá đau. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng thời tiết lạnh gây ra chúng nhưng thực ra đó là do nhiễm vi khuẩn. Lý do cho điều này có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng, thừa nước bọt và thói quen hay bặm môi hay cắn môi.

Điều đầu tiên bạn nên làm là đến gặp nhà sĩ và yêu cầu các phương pháp điều trị để giúp bạn giảm đau. Bạn cũng có thể cần thực hiện một số xét nghiệm máu để xem liệu bạn có bất kỳ thiếu sót nào có thể gây ra những vết đỏ hay không.

Ngoài ra, nếu tự nhiên bạn cảm thấy hơi thở vẫn có mùi, mặc dù đã vệ sinh răng miệng kỹ càng, bạn có thể bị kiểm tra lại xem có thể là loại thuốc mà mình đang dùng.

Thuốc kháng histamine, thuốc kháng sinh và thuốc điều trị bệnh tim thường có thể gây ra mùi hôi trong khoang miệng.

Ngoài ra, hơi thở có mùi hôi cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu kẽm. Với nguyên nhân này, bạn nên ăn thêm nhiều thực phẩm có chứa kẽm như bí ngô, đậu xanh, lúa mì và yến mạch. (UPK) [qd]

(Nguoi-viet)

Có thể bạn sẽ thích các bài viết

Thằng Mõ là tập tuần san độc lập phát hành hàng tuần vào ngày Thứ Bảy. Những quan diểm và ý kiến đăng trên tuần san này không nhất thiết là quan diểm và ý kiến của nhà báo và/hoặc là người bảo trợ.

Bài đọc nhiều

Bài Mới

©2022 Mỏ Nam Cali. All Right Reserved.