Một danh nhân nước ngoài từng nói một câu đại ý là: trong những nhân tố thúc đẩy tạo nên thành công cho một người thì kiến thức chuyên môn chỉ chiếm 15%; 85% còn lại là đến từ tu dưỡng, quan hệ giữa người với người, năng lực ứng xử, ứng biến…
Tôi cũng từng chứng kiến một chuyện hết sức xúc động như thế này. Thầy chủ nhiệm lớp đưa hơn 50 học sinh của mình đến tham quan một công ty tập đoàn lớn. Bởi vì là bạn của thầy chủ nhiệm mà Tổng giám đốc đã đích thân tiếp đón các thầy trò. Thư ký và nhân viên cũng đón tiếp vô cùng lễ độ. Thư ký sắp xếp các sinh viên ngồi trong một phòng họp lớn có điều hòa và rót cho mỗi người một cốc nước, các sinh viên thản nhiên ngồi mà không tỏ ra khách khí chút nào, một em còn hỏi ở công ty có hồng trà hay không, bởi vì bình thường cô rất thích uống hồng trà. Khi nhận cốc trà, trong số 50 sinh viên thì chỉ có một người là đứng lên đưa hai tay ra đón chén trà từ tay nhân viên công ty đưa cho, hơn nữa còn tỏ ra lễ độ nói: Cảm ơn, cô vất vả rồi!
Sau khi hoàn thành công việc, Tổng giám đốc vội vã chạy tới phòng họp, miệng liên tục nói: “Xin lỗi, xin lỗi, để mọi người đợi lâu”. Dĩ nhiên là không ai lên tiếng trả lời, còn thầy giáo chủ nhiệm và em học sinh kia khởi đầu vỗ tay chào đón, tuy nhiên tiếng vỗ tay cũng thưa dần.
Trong lúc giao lưu nói chuyện với sinh viên, vị Tổng giám đốc và mọi người đều ngồi yên, không ai lấy giấy bút ra ghi chép gì. Vì vậy, ông đã xoay người sang bên thư ký yêu cầu cô mang một số máy tính xách tay và giấy bút tới. Không chỉ vậy, ông còn đích thân đưa giấy bút cho từng người một với nét mặt tươi cười. Thế nhưng dần dần nét tươi cười trên gương mặt ông cũng biến mất khi nhìn thấy từng người từng người với tay ra cầm, thậm chí có người còn không đứng dậy, cũng không biết nói lời cảm ơn. Trong số đó chỉ có một em học sinh ứng xử lễ độ lúc trước là đứng lên, dùng hai tay đón lấy, miệng liên tục nói “Cảm ơn! Cảm ơn!”.
Trong thời gian viết báo cáo tốt nghiệp, cậu sinh viên đã nói lời cảm ơn trong buổi gặp gỡ đã được công ty mời tới làm việc. Những bạn học đi cùng chuyến tham quan hôm đó vô cùng không phục, bởi vì thánh tích học tập của bạn học sinh kia không tốt bằng mình. Họ còn hỏi thầy chủ nhiệm của mình rằng, công ty dựa vào cái gì để chọn bạn ấy mà không chọn mình. Thầy giáo chủ nhiệm thở dài nói: “Mục đích đưa các trò đi tham quan là muốn cho mọi người cơ hội nhưng các em đều đi lạc. Công ty đã gọi thẳng tên của em học sinh này thì thầy biết phải làm sao?”
Những gì bạn cho đi, tất cả sẽ lại quay trở về
Dù bạn có làm tổn thương ai đến mức nào thì về lâu dài cũng là đang làm tổn thương chính mình. Hiện tại bạn có thể không nhận thấy nhưng nó nhất định sẽ trở về với bạn.
Những gì làm cho người khác cũng chính là đang làm cho bản thân, đây được coi là lời dạy vĩ đại bậc nhất.
Bất kể bạn làm gì cho người khác, người thực sự nhận được không phải là họ mà là chính bạn. Cũng cái lý đó, khi bạn cho người khác thứ gì, vì người khác mà nỗ lực bao nhiêu, người hưởng lợi ích cuối cùng không phải ai khác mà chính là bạn.
Nếu bạn lãnh đạm với người thì người cũng lạnh lùng đối lại. Nếu bình thường bạn thích chỉ trích người khác thì chính bạn cũng sẽ nhận về không ít lời phê phán. Nếu bạn luôn tỏ ra xấu tệ thì đương nhiên người khác cũng không có cái nhìn tốt về bạn. Tất cả những gì bạn cho đi cũng sẽ quay trở lại.
Để diễn giải những lời của nhà thơ W.H.Auden: “Người thuận theo ý nghĩ ác độc mà làm việc xấu thì tất nhiên sẽ gặp quả báo”.
Nếu như bạn hãm hại người thì một ngày nào đó cũng sẽ bị họ ‘trả đũa’ lại. Cùng với đạo lý này, nếu bạn đem niềm vui đến cho người khác thì bạn cũng sẽ nhận được hạnh phúc vui sướng. Nếu bạn biết chúc phúc cho người thì cũng sẽ được người chúc phúc lại. Nếu bạn ca ngợi người thì cũng được người ngợi ca. Bạn cho người khác thứ gì thì sẽ nhận về thứ đó. Làm cho người khác cũng chính là làm cho mình.
Bạn đối xử với cha mẹ như thế nào, tương lai con cái cũng sẽ đối xử với bạn như vậy
Tôi nghĩ hẳn là mọi người cũng từng nghe qua mẩu chuyện về ông lão và con trai trong truyện cổ Grimm. Ông lão bị lãng tai, mắt không nhìn rõ, tay run run nên thường làm rơi vãi thức ăn ra sàn, bát thường bị vỡ, vợ chồng người con trai cảm thấy vô cùng phiền chán, họ đã làm một đôi bát đũa bằng gỗ và đưa ông vào một góc phòng tối u ám trong bếp và không được ngồi ăn cơm cùng gia đình.
Một hôm, người con trai nhìn thấy con trai của mình đang dùng con dao đẽo đẽo thanh gỗ, anh tò mò hỏi con muốn làm gì. Kết quả cậu con trai trả lời: “Con đang chuẩn bị bát gỗ và đũa gỗ để sau này cho cha dùng”. Từ đó về sau, người cha già được trở lại bàn ăn và con cháu đều hiếu thuận với ông.
Triết lý của người nông dân
Người nông dân có giống ngô tốt, năm nào cũng đoạt giải sản phẩm tốt nhất. Mà người này cũng luôn đem hạt giống của mình chia sẻ với mọi người không chút tiếc rẻ. Có người hỏi tại sao ông làm vậy?
Ông nói: “Tôi đối tốt với người khác nhưng thật ra là đang đối tốt với chính mình. Gió thổi phấn hoa bay ra xung quanh, nếu như nhà bên gieo hạt giống kém phẩm chất thì trong quá trình thụ phấn tự nhiên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hạt ngô nhà tôi, cho nên tôi rất thích người khác cũng gieo trồng những hạt giống tốt nhất như mình”.
Lời của người nông dân, thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng lại mang tính triết lý sâu sắc, điều bạn làm cho người khác lại chính là làm cho mình. Cho nên, muốn thành tựu chính mình thì cần thành tựu cho người khác trước.
Công thức bí mật đảm bảo hiệu quả
Giống như người nông dân kia, nếu bạn muốn có được giống sản phẩm vô địch thì hãy cho người khác những hạt giống tốt nhất.
Muốn được người yêu thương thì trước tiên bản thân phải biết yêu thương người. Muốn được ai quan tâm thì trước tiên bạn cần quan tâm đến họ đã. Muốn ai đó đối xử tốt với mình thì trước tiên mình cần phải đối xử tốt với họ.
Đây là công thức hữu hiệu đảm bảo có thể áp dụng trong mọi tình huống.
Nếu bạn muốn có được những bằng hữu chân thành thì bản thân cần đối đãi thật tâm với họ, sau đó bạn sẽ thấy họ cũng bắt đầu đối xử tốt với bạn. Nếu bạn muốn sống được vui vẻ, vậy thì hãy mang niềm vui tới cho người khác. Nếu làm được vậy thì chỉ một thời gian ngắn sau bạn cũng sẽ cảm thấy bản thân luôn vui vẻ hạnh phúc.
Bạn biết không? Nếu mong muốn có được những điều tốt đẹp thì hãy mang những thứ tốt đẹp cho người khác trước.
Vậy nên mới nói, làm cho người khác những gì bạn muốn, cho người khác trải nghiệm thứ mà bạn muốn trải nghiệm và đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình.
Theo Vision Times
San San biên dịch