Home Tin TứcĐời Sống Cuộc sống có 99% việc vô ích, biết bỏ qua mới có thể trưởng thành

Cuộc sống có 99% việc vô ích, biết bỏ qua mới có thể trưởng thành

Đăng bởi Editor Mo Nam Cali
0 những bình luận

Giáo sư Marco của đại học Emory tại Mỹ từng nói một câu như sau: Một trong số những dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của một người là khi người đó hiểu được rằng, 99% trong số những sự việc mỗi ngày xảy ra xung quanh chúng ta, đối với bản thân chúng ta và người khác mà nói, đều là những việc không hề ý nghĩa. 

Quả thật như vậy, chúng ta thường lãng phí 99% thời gian vào những người hoặc sự vật, sự việc không cần thiết. Trong khi đó, chúng ta lại xem nhẹ 1% bộ phận những điều đáng được quan tâm, coi trọng nhất.

Có hai câu chuyện cũ của Vương Phi (ca sĩ, nhạc sĩ Hồng Kông) mà có lẽ nhiều người từng nghe qua.

Câu chuyện thứ nhất xảy ra vào thời điểm Vương Phi ly hôn với Đậu Duy, có phóng viên đã hỏi cô ấy rằng: “Các thủ tục ly hôn của cô có phải đều đã lo liệu thỏa đáng rồi hay không?”.

Vương Phi đáp: “Chuyện này thì có liên quan gì đến bạn?”.

Phóng viên nói: “Độc giả của chúng tôi muốn biết.”

Vương Phi đáp: “Tôi vẫn là câu nói kia, việc này không có liên quan gì đến bạn, cũng chẳng có liên quan gì đến độc giả của bạn.”

Còn có một lần khác, Vương Phi cùng với Tạ Đình Phong hôn môi trong nhà, bởi vì quên kéo rèm cửa sổ nên bị chụp ảnh trộm.

Sau đó, có đơn vị truyền thông đã chất vấn Vương Phi rằng: “Sau này có phải là cô nên chú ý hơn một chút không?”.

Vương Phi nghe thế, không chút khách khí mà phản bác lại: “Cửa sổ của tôi nằm đối diện với một ngọn núi, thế nên tôi cảm thấy mình không làm sai chuyện gì cả, người nên kiểm điểm lại bản thân là họ. Tôi không cảm thấy mình cần thiết phải đề phòng hay làm bất cứ điều gì khác. Tôi hôn môi ở trong nhà, việc này đâu có liên quan gì tới họ.”

Sau tất cả, chúng ta đều nên hiểu rõ một đạo lý: Giữa người với người cần phải có một ranh giới rõ ràng. Loại ranh giới này không chỉ đơn giản là việc bảo trì khoảng cách thân thể, mà càng quan trọng hơn là khoảng cách và sự có chừng mực về mặt tâm lý.

Ảnh: Freepik.

Trước đây, có một đoạn thời gian trên mạng từng lưu hành một câu chuyện như sau, kể rằng: Tiểu Mỹ là một cô gái nhiệt tình, yêu thích náo nhiệt. Đối với bất cứ ai, cô ấy đều muốn tìm hiểu, nghe ngóng. Đối với bất cứ chuyện gì, cô ấy cũng đều muốn tham gia góp vui.

Một lần, có đồng nghiệp trong công ty của Tiểu Mỹ vừa mua một căn nhà mới. Đúng lúc đồng nghiệp này đang tính toán việc lắp đặt thiết bị và trang hoàng lại căn nhà thì Tiểu Mỹ đi tới, nhiệt tình đưa cho đối phương một vài lời khuyên:

“Nghe tôi đi, nhất định phải lát sàn nhà, không nên dùng gạch men sứ.”

“Quét sơn thì bạn không nên tìm đơn vị XX làm cho công ty của chúng ta, làm của nhà này này, tới, tôi cho bạn số điện thoại!”

“Phòng bếp à, phòng bếp ngàn vạn lần không nên lắp đặt theo kiểu mở nhé!”

Tiểu Mỹ căn dặn kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ, người bạn đồng nghiệp đó của cô cũng không ngừng gật gù ưng thuận.

Qua một đoạn thời gian, Tiểu Mỹ hỏi thăm người đồng nghiệp kia của mình: “Nhà của bạn đã trang hoàng ổn thỏa chưa?”

Đồng nghiệp đáp: “Đã làm xong cả rồi, chúng tôi vẫn là chọn dùng gạch men sứ, nhà bếp thì vẫn giữ nguyên thiết kế theo hình thức mở.”

Tiểu Mỹ nghe xong, nhất thời cảm thấy bản thân như bị dội một chậu nước lạnh vào đầu: cô nói nhiều như vậy, cuối cùng đều là tốn công vô ích!

Có nhiều người quên rằng: chúng ta không thể nào can thiệp hay chi phối cuộc sống của người khác, bởi vì đó là cuộc đời của họ, là lựa chọn của bản thân họ.

Đôi khi, một phần quan tâm chẳng những không làm cho người ta cảm thấy ấm áp hơn, mà còn đem đến sự mệt mỏi, khó chịu. Đó là bởi chúng ta đã dưỡng thành thói quen hoa chân múa tay, chỉ huy cuộc sống của người khác.

Một người trưởng thành chân chính là người hiểu được rằng cuộc sống riêng tư của người khác không hề liên quan gì tới mình.

Tất cả những hành vi thích lo chuyện thay người, hay nỗ lực can thiệp vào cuộc sống của người khác đều là đang tự tìm phiền não cho bản thân và những người xung quanh. (Tất nhiên, câu nói này không bao hàm việc quan tâm đến sự sống chết, sức khoẻ hay hạnh phúc của người khác vì lòng tốt và từ thiện)

Nhà tâm lý học người Mỹ – Baumeister, từng đề xuất ra một lý luận nổi tiếng có tên gọi là “suy giảm bản ngã”.

Khái niệm ‘suy giảm bản ngã’ đó chính là: mới nhìn vào thì tưởng chừng như bạn đang chẳng làm gì cả, nhưng thực chất, mỗi khi bạn lựa chọn và cảm thấy rối rắm, đều sẽ làm cho năng lực tâm lý của bạn bị hao tổn.

Đây cũng chính là lý do tại sao mọi người thông thường đều nhìn nhận rằng: càng là người đơn giản thì hiệu suất lại càng sao, càng là người biết khắc chế bản thân thì đi được càng xa. Đó là vì họ có thể tách xa bản thân khỏi 99% những việc không có quan hệ gì với mình.

Vậy nếu 99% các việc là vô ích, vậy cuộc sống 1% là gì?

Đó chính là bỏ qua 99% những thông tin không đem lại hiệu quả, không tùy tiện xen vào cuộc sống của người khác, không đem cách nghĩ của mình áp đặt lên người khác, và không điều khiển thế giới của người khác.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên để cho người khác tùy ý xen vào cuộc sống của mình; không để cho những phân tranh, thị phi và các mối quan hệ xã hội làm đảo loạn tiết tấu cuộc sống của chúng ta. Hãy dùng thời gian vào những việc xứng đáng để chúng ta quan tâm hơn.

Đây chính là cuộc sống 1%.

Không gian tâm hồn của một con người là có giới hạn, vì vậy chúng ta nên bỏ qua những người và việc không có liên quan đến mình và đem thời gian cùng tinh lực đặt vào 1% những điều quan trọng nhất.

Theo Secret China
Trường Lạc biên dịch

Có thể bạn sẽ thích các bài viết

Thằng Mõ là tập tuần san độc lập phát hành hàng tuần vào ngày Thứ Bảy. Những quan diểm và ý kiến đăng trên tuần san này không nhất thiết là quan diểm và ý kiến của nhà báo và/hoặc là người bảo trợ.

Bài đọc nhiều

Bài Mới

©2022 Mỏ Nam Cali. All Right Reserved.