Wednesday, April 24, 2024
Home Tin TứcTin Thế Giới Tin đồn gây sốc về ông Tập Cận Bình được mã hóa và lan truyền trên mạng

Tin đồn gây sốc về ông Tập Cận Bình được mã hóa và lan truyền trên mạng

Đăng bởi Editor Mo Nam Cali
0 bình luận

Một người thuộc thế hệ thứ hai của ĐCSTQ (hay còn gọi là tầng lớp hồng nhị đại) sống trong khu quân sự ở Bắc Kinh tiết lộ với Epoch Times tiếng Trung rằng sau khi ông Lý Khắc Cường tổ chức cuộc họp 100.000 người, tin đồn chính trị về việc ông Tập Cận Bình hạ đài đã ngầm lan truyền trên WeChat, các tin đồn này cần có mật khẩu để mở và nội dung bên trong rất gây sốc.

Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi những tin tức như “Tập xuống Lý lên” được lan truyền rộng rãi ở hải ngoại, thì Bắc Kinh, thủ đô trung tâm chính trị của Trung Quốc, cũng xuất hiện nhiều tin đồn.

Một hồng nhị đại sống trong khu quân sự ở Bắc Kinh, không tiện tiết lộ danh tính vì lý do an toàn, lấy hóa danh Triệu Hiểu để tiện liên lạc đã nói với Epoch Times hôm 10/6 rằng có nhiều tin đồn chính trị ở Bắc Kinh gần đây, chủ yếu là về ông Tập Cận Bình.

“Tin đồn nhiều nhất là về việc ông Tập Cận Bình hạ đài. Có quá nhiều, quá nhiều những lời mắng chửi ông ấy. Thật khó để nói cho các bạn.”

Khi phóng viên truy hỏi, Triệu Hiểu nói rằng những tin đồn chính trị này đã được đóng gói mã hóa và lưu hành.

“Nó được tải lên WeChat và có mật khẩu. Cần cấp cho bạn mật khẩu thì mới có thể mở được nó. Thoạt nhìn, tất cả là việc về ông ấy (Tập Cận Bình), vạch trần ông ấy quá nhiều, nói ông ấy đến mức không đáng một xu… bạo chúa, phát xít, khốn nạn, ngu ngốc, côn đồ, cặn bã, khi những từ này được sử dụng, nói một cách gay gắt thì chính là sấm và sét trước khi mưa…”

Vị Hồng nhị đại này nói rằng ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ không thể chịu nổi khi thấy những lời mắng chửi này, nói rằng xương của ông ấy bị mục nát, đi lại không thuận tiện, rằng ông ấy sẽ không sống được lâu, v.v.

“Những lời này, người dân không nên mắng chửi, vì mắng chửi như thế để làm gì? Không giải quyết được vấn đề. Có quá nhiều bài viết, đều là những bài dài. Tôi không biết tư liệu lấy ở đâu. Những người này đã tổng hợp chúng và đều có mật khẩu, nên bình thường không thể mở được. Cung cấp cho bạn mật khẩu thì bạn mới có thể mở được nó.”

Triệu Hiểu nói rằng đấu đá nội bộ quá kịch liệt, và vấn đề rõ ràng là liên quan đến cuộc họp 100.000 người của ông Lý Khắc Cường vào ngày 25/5.

“Không có lửa thì đâu có khói. Bắt đầu từ cuộc họp 100.000 người, nói rằng ông Lý Khắc Cường tổ chức cuộc họp 100.000 người để phát triển kinh tế, và ông Tập Cận Bình sẽ không để cho nền kinh tế phát triển, và muốn ‘zero COVID’. Bởi vì vấn đề này nói rất mạnh mẽ, đấu tới đấu lui.”

“Một số người nói rằng ông Tập đã bị quản thúc, một số nói rằng ông ấy bị giam lỏng, và không cho ông ấy đi lại. Mọi việc sẽ kết thúc vào tháng 10. Có quá nhiều lời như thế.”

Tuy nhiên, Triệu Hiểu cho rằng quả thực có vấn đề với chính sách “zero COVID”. “Ông Lý Khắc Cường muốn phát triển kinh tế, nông dân muốn xuống ruộng sản xuất, còn một bên thì nói không cho sản xuất, nông dân không trồng trọt thì làm cách nào đây?”.

Vào ngày 8 và 9/6, ông Tập Cận Bình đã đến Tứ Xuyên để thị sát và yêu cầu làm tốt việc làm và “duy trì ổn định” trước Đại hội 20 ĐCSTQ, một lần nữa nhấn mạnh “cần kiên trì không lay động vào chính sách ‘zero COVID’”. Ông cũng đặc biệt đề cập đến sự cần thiết phải “duy trì sự ổn định của lòng người và sự ổn định của tình hình xã hội chung.”

Cũng trong ngày 8/6, ông Lý Khắc Cường đã chủ trì một cuộc họp của Quốc vụ viện, nội dung bao gồm “ổn định tăng trưởng, ổn định thị trường và đảm bảo việc làm” và triển khai hơn nữa “ổn định ngoại thương và đầu tư của nước ngoài”.

Trước đó, ngày 5/5, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sẽ kiên trì chính sách ‘zero COVID’ một cách không lay động, và yêu cầu đấu tranh chống lại mọi lời nói và hành động phủ nhận chính sách phòng chống dịch.

Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhiều lần kêu gọi “ổn định nền kinh tế” và tổ chức một cuộc họp hiếm có 100.000 cán bộ vào ngày 25/5, thẳng thắn thừa nhận những khó khăn kinh tế, nhưng không đề cập đến “zero COVID linh động” của ông Tập Cận Bình, điều này được giới quan sát cho là cả hai đang ngầm đấu nhau.

Tuy nhiên, ông Phùng Sùng Nghĩa, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc, nói với Epoch Times hôm 26/5 rằng ông Lý Khắc Cường không thể có địa vị ngang với ông Tập Cận Bình, nên mở cuộc họp 100.000 người cũng là quyết định của ông Tập, và điều này có nghĩa là ông Tập có thể sẽ yêu cầu ông Lý chịu trách nhiệm bất cứ lúc nào.

Ông Viên Hồng Băng, một nhà luật học định cư tại Úc, nói với Epoch Times vào ngày 19/5 rằng đúng là gần đây có tin đồn như ông Lý Khắc Cường sẽ thay thế ông Tập Cận Bình, nói rằng ông Tập bị u não. Đây là kẻ cố tình ký thác hy vọng chống lại ông Tập Cận Bình vào ông Lý Khắc Cường. Nhưng ông Lý Khắc Cường lại là dựa vào ĐCSTQ để duy trì vị thế quyền lực của mình. Do đó “Đây là tin giả từ một số người thuộc phe cải cách để giữ đảng đưa ra.”

Ông Viên Hồng Băng nói rằng ông được cho biết ông Lý Khắc Cường đã quay sang ông Tập Cận Bình. Ông ấy sẽ ủng hộ sự cầm quyền suốt đời của ông Tập Cận Bình tại Đại hội 20 của ĐCSTQ. Và việc ông Tập Cận Bình báo đáp lại ông Lý Khắc Cường là để ông ấy ở lại Ủy ban Thường vụ tại Đại hội 20 và làm Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Ông Viên Hồng Băng cho rằng chỉ có hai hy vọng cho tương lai của Trung Quốc: “Một là những người có lương tâm trong hệ thống thực hiện một cuộc “đảo chính cung đình”. Một con đường nữa là trong một thời kỳ lịch sử thích hợp, tại Trung Quốc bùng nổ toàn dân phản kháng giống như phong trào ‘Lục Tứ năm 1989’. Chỉ có hai con đường này mới có khả năng tiêu diệt sự chuyên chế của ĐCSTQ.”

Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội 18 ĐCSTQ vào tháng 11/2012. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã tấn công kẻ thù chính trị bằng việc chống tham nhũng và động chạm nhiều nhóm lợi ích. Ông Tập bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai tại Đại hội 19 ĐCSTQ và vào tháng 3/2018, ông đã sửa đổi hiến pháp để xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước. Điều này được xem là mở đường cho nhiệm kỳ thứ ba hoặc thậm chí là nắm quyền trọn đời.

Trong những năm gần đây, ông Tập Cận Bình thực hiện đường lối hướng tả, đã rơi vào khủng hoảng cả trong và ngoài nước, đặc biệt là lập trường của ông trong chiến tranh Nga – Ukraine và việc thực hiện đường lối phòng chống dịch “zero COVID” nghiêm ngặt, đã gây ra phản ứng dữ dội trong nội bộ. Vài tháng trở lại đây, dư luận về việc chống ông Tập, các nguyên lão bức cung hoặc đề cao ông Lý Khắc Cường, đã bất ngờ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nước ngoài, truyền thông cá nhân, mạng xã hội.

Tờ Wall Street Journal đã đăng một loạt bài vào tháng 5 nói rằng ông Tập Cận Bình không giỏi điều hành nền kinh tế, và ông Lý Khắc Cường, người bị cho ra rìa trong một thời gian dài, đã lấy lại được ảnh hưởng chính trị của mình. Vào tháng 3, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng cựu thủ tướng Chu Dung Cơ và các lãnh đạo ĐCSTQ đã nghỉ hưu khác đã công khai phản đối ông Tập tái nhiệm.

Ngày 14/5, tờ Daily Mail và The Sun tại Anh loan tin ông Tập Cận Bình mắc chứng “phình động mạch não”. Nguồn ban đầu là Asian News International có trụ sở tại Ấn Độ.

Đầu tháng 5, các kênh truyền thông cá nhân tự phát ở ngoài Trung Quốc lần lượt tung tin ông Tập bị đảo chính và buộc phải “nhường” quyền lực cho ông Lý Khắc Cường. Tại Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập sẽ công khai thoái vị và tuyên bố trao quyền lực.

Ngoài ra, có cái gọi là 9 ý kiến gửi ​​trung ương mà ông Chu Dung Cơ đã viết cho Ủy ban Trung ương vào ngày 10/3, tất cả đều nhằm vào ông Tập Cận Bình; các bài viết ký tên “Cư dân mạng Trung Quốc” muốn ông Tập hạ đài, và một bài viết dài có tiêu đề “Đánh giá khách quan về Tập Cận Bình” được đăng trên trang 6park.com, chỉ trích Tập Cận Bình, “chuyên chế, thụt lùi”, v.v.

Ông Viên Hồng Băng, học giả ở Úc, người có quan hệ với các quan chức trong thể chế của ĐCSTQ, đã nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Epoch Times rằng những bài viết chống ông Tập lưu hành ở nước ngoài đều phản ánh cuộc tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ. Trích dẫn thông tin từ thể chế của ĐCSTQ, ông nói rằng các thế lực chống ông Tập đang kích động dư luận xã hội để “mắng chửi ông Tập”.

Ông Viên Hồng Băng nói rằng việc các quan chức ĐCSTQ bày tỏ sự tức giận và bất mãn với ông Tập Cận Bình một cách riêng tư là một hiện tượng cực kỳ phổ biến, và họ có thể sử dụng những ngôn luận ở nước ngoài để phát động dư luận chống lại ông Tập. “Tiếng nói của họ được đưa ra quốc tế, và sau đó họ cố gắng gây ảnh hưởng đến dư luận ở trong nước Trung Quốc.”

Nguồn: Epoch times

Có thể bạn sẽ thích các bài viết

Thằng Mõ là tập tuần san độc lập phát hành hàng tuần vào ngày Thứ Bảy. Những quan diểm và ý kiến đăng trên tuần san này không nhất thiết là quan diểm và ý kiến của nhà báo và/hoặc là người bảo trợ.

Bài đọc nhiều

Bài Mới

©2022 Mỏ Nam Cali. All Right Reserved. 

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More